3 thái giám giả nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc
Thái giám chức vị độc nhất trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc. Thái giám phục vụ Hoàng thất trong cung, được phân thành nhiều phòng với các cấp bậc khác nhau.
Suy cho cùng, thái giám chính là một nghề khá “nhạy cảm” trong thời phong kiến Trung Quốc, họ không được coi trọng. Vì nhà nghèo, từ nhỏ họ đã tự cung (cắt bỏ bộ phận sinh dục) làm thái giám, một lòng hầu hạ chủ và đương nhiên không thể phát sinh quan hệ giường chiếu hoặc tình yêu.
Có vài người cho dù tự cung cũng không làm được thái giám. Sau khi tiến cung còn cần dựa vào vận may, hầu hạ một người chủ tốt thì xem như cơm no áo ấm, vận may không tốt có thể mất mạng lúc nào không hay.
Nhưng không phải tất cả thái giám đều tự cung và hoàn toàn “rũ bỏ sắc dục”. Trong lịch sử Trung Quốc có 3 nhân vật thái giám giả, đã làm ra những chuyện kinh thiên động địa, thậm chí còn sát hại cả Chân mệnh thiên tử, làm nhục Mẫu nghi thiên hạ.
1. Lao Ái
Lao Ái thực chất là cận vệ trong hoàng cung nước Tần với danh nghĩa là hoạn quan nhưng lại là “nam sủng” của Triệu Cơ - mẹ đẻ của Tần Thủy Hoàng. Người khác vang danh thiên cổ vì làm nên công lao, nhưng Lao Ái trở thành tình nhân của Thái hậu để thăng quan tiến chức.
Khi Doanh Chính vừa lên ngôi, quyền lực vẫn còn nằm trong tay Thừa tướng Lã Bất Vi và Triệu Cơ. Nhưng theo tuổi tác Doanh Chính càng ngày càng lớn, Lã Bất Vi sợ dẫn lửa thiêu thân, nên hắn dâng cho Triệu Cơ một "thái giám" để xóa bỏ quan hệ với Triệu Cơ. Thái giám này chính là Lao Ái.
Đương nhiên, Lao Ái cũng không phải thái giám chân chính. Hắn là “nam sủng” của Lã Bất Vi, che mắt người khác và mượn danh thái giám để dâng lên Triệu Cơ.
Phải biết rằng, nếu như một thái giám không tự cung, như vậy trên mặt hắn phải mọc râu. Thời cổ đại cũng không có dao cạo. Để giải quyết vấn đề này, Lao Ái không tiếc nhổ sạch râu của mình, dưới sự thao túng của Lã Bất Vi, thuận lợi vào cung. Lao Ái dáng người cao lớn, gương mặt đẹp trai sáng sủa, lập tức trở thành người tình được Triệu Cơ yêu thích.
Song cho dù Triệu Cơ là Thái hậu, nhưng người nắm quyền chân chính vẫn là con trai của bà, một khi sự tình bại lộ, Lao Ái chắc chắn gặp đại nạn.
Trùng hợp chính là, không lâu sau Triệu Cơ mang thai. Cha ruột của Doanh Chính đã qua đời rất lâu, một Thái hậu bỗng nhiên mang thai, truyền ra ngoài sẽ gây xào xáo thiên hạ. Vì thế Triệu Cơ vội vàng lấy cớ rời khỏi Hàm Dương, cùng Lao Ái dời đến Ung Thành, lần này hai người đã có thể yên tâm yêu nhau.
Triệu Cơ sinh hạ 2 đứa con, dần đem quyền lực trong tay đều giao cho Lao Ái, nhờ đó hắn có thể lôi kéo nhiều thế lực và quý tộc. Không lâu sau, Triệu Cơ phong hắn làm Trường Tín Hầu, thế lực đủ sánh vai với Lã Bất Vi.
Đôi bên giao tranh, Lao Ái đắc chí, kiêu ngạo ương ngạnh, không chút kiêng dè, còn cả gan tuyên bố mình là "cha giả" của Doanh Chính.
Doanh Chính sau khi biết tin này rất tức giận, muốn bắt Lao Ái. Sau đó, Lao Ái cảm thấy không ổn, trộm ngọc của Triệu Cơ tính toán tạo phản.
Song cuối cùng Lao Ái cũng chỉ là một “nam sủng”, lực lượng lớn hơn nữa cũng không có khả năng chống lại Hoàng đế. Kết quả, Lao Ái bị giết chết, hai đứa con cũng không còn đường sống.
2. Cao Bồ Tát
Thái giám này mang tên Cao Bồ Tát, những tưởng tâm địa thiện lương, làm thiện tích đức, nhưng thật ra là lại nhân vật độc ác có tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Cao Bồ Tát là “nam sủng” của Phùng Nhuận - Hoàng hậu của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế.
Câu chuyện của Cao Bồ Tát còn liên quan đến em gái út của Hiếu Văn Đế là Bành Thành công chúa.
Năm 497, Hiếu Văn Đế dẫn quân nam chinh, trước khi đi đã sắc phong Phùng Nhuận làm Hoàng hậu - người phụ nữ ông thích nhất. Nhưng sau khi Hiếu Văn Đế đi, bà lại không an phận.
Trong cung có một thái giám giả, người này chính là Cao Bồ Tát. Hắn thừa dịp Hiếu Văn Đế không ở trong cung, đã “đồng sàng cộng chẩm” với Hoàng hậu.
Khi Hiếu Văn Đế hành quân đến Nhữ Nam, Bành Thành công chúa hối hả đuổi theo, lớn tiếng khóc lóc cầu xin Hoàng thượng làm chủ cho mình. Công chúa nói: "Hoàng hậu thừa dịp Hoàng Thượng không có ở đây, ép gả ta cho em trai Phùng Túc, nhân phẩm của hắn không tốt, muội muội thật sự không muốn lấy hắn!”.
Hiếu Văn Đế tức giận lập tức âm thầm phái người điều tra chuyện này. Hiếu Văn Đế cũng không thể không tin sự thật Hoàng hậu tư thông. Sau khi sự tình bại lộ, Phùng Nhuận quỳ gối dưới chân Hiếu Văn Đế điên cuồng dập đầu tạ tội. Hiểu Văn đế thương tình không trị tội Hoàng hậu, nhưng đã ban chết cho Cao Bồ Tát.
Trải qua chuyện này, Hiếu Văn Đế tức giận sinh bệnh nặng, cuối cùng chết trên đường nam chinh lần thứ hai.
Trước khi Hiếu Văn Đế trút hơi thở cuối cùng, e sợ Phùng Nhuận không cam lòng quấy rối triều đình, hạ lệnh ban chết bà. Phùng Nhuận cuối cùng bị ép uống rượu độc, chấm dứt cuộc đời ngắn ngủi nhưng hoang đường.
3. Lưu Khắc Minh
Nửa đầu cuộc đời của Lưu Khắc Minh vô cùng mờ nhạt, ban đầu hắn được thái giám Lưu Quang nhận làm con nuôi. Lưu Quang hết mực yêu thương, không muốn con mình phải tự cung nên nhờ quan hệ đưa Lưu Khắc Minh vào cung.
Lưu Khắc Minh rất biết lấy lòng người khác, không bao lâu đã được Đường Mục Tông cho trở thành người hầu hạ con trai trưởng Lý Trạm.
Đáng tiếc chính là, Lý Trạm không phải là một Hoàng đế chăm chỉ, khi làm Hoàng tử cũng chỉ biết ăn chơi, không màn chính sự. Điều này có thể khiến Lưu Khắc Minh đục nước thả câu.
Ban đầu Lưu Khắc Minh sử dụng cung nữ để thỏa mãn dục vọng, nhưng chưa đủ, hắn bắt đầu hướng lòng tham vô đáy đến hậu cung. Mục tiêu đầu tiên là Đổng Thục phi, sau đó là Vương Chiêu Dung, sau đó là toàn bộ hậu cung.
Kỳ thật Lý Trạm mấy lần phát hiện Lưu Khắc Minh xuất hiện trong hậu cung, nhưng Hoàng đế lại không quan tâm vì cho rằng một thái giám cho dù lên giường cùng phụ nữ cũng không biết làm gì.
Trong một lần chơi trò chơi, Lý Trạm vô tình vào hậu cung, Lưu Khắc Minh hoảng hồn vì nghĩ rằng hành vi của mình đã bại lộ. Vì thế hắn quyết định ra tay trước. Hắn bày kế chuốc rượu Lý Trạm, sau đó cùng tay sai bóp cổ Lý Trạm đến chết. Lúc này Lý Trạm chỉ mới 18 tuổi, cứ như vậy mất mạng trong tay một thái giám giả.
Nguồn: 163
Tags:thái giám
thái giám giả
Trung Quốc
Tin cùng chuyên mục