Ngân hàng nào còn dư địa từ hợp đồng độc quyền bảo hiểm?
Trong khi nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và ghi nhận khoản phí trả trước "khủng" từ thương vụ độc quyền thì vẫn còn một số ngân hàng vẫn đang trong quá trình “kén rể”.
Một số ngân hàng vẫn đang trong quá trình tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng - Ảnh NGỌC PHƯỢNG
HDBank là một trong số ít ngân hàng chưa ký hợp đồng độc quyền bảo hiểm.Trả lời câu hỏi của cổ đông tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua, Phó chủ tịch HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết cho biết dù mới tham gia thị trường bancassurance và chưa có bất kỳ hợp đồng độc quyền nào, ngân hàng đã nằm trong top 5 về doanh số bán chéo bảo hiểm nhân thọ.
Tuy chưa chọn được đối tác "kết hôn" nhưng với vị thế hiện tại, bà Thảo cho biết ngân hàng có thể thu về khoản phí trả trước từ hợp đồng bancassurance lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng.
Tổng giám đốc HDBank Phạm Quốc Thanh cho biết thêm rằng ngân hàng chưa hài lòng với vị trí thứ 5 này mà sẽ hướng tới vị trí thứ 4 hoặc thứ 3 trong năm nay. "HDBank sẽ cân nhắc thời điểm cần thiết và quan trọng để mang lại giá trị tốt nhất khi quyết định chọn đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền", ông Thanh khẳng định.
Được biết HDBank mới thành lập khối Ngân hàng Bảo hiểm vào tháng 10-2020 nhưng đến tháng 12-2021, doanh số thu phí bảo hiểm của HDBank đã nằm trong top cao trên thị trường.
Năm 2021 HDBank đạt lợi nhuận hơn 8.000 tỉ đồng, trong đó 700 tỉ đồng từ hoa hồng bảo hiểm. HDBank cũng đặt mục tiêu đạt doanh số phí bảo hiểm năm 2022 ở mức 1.600 tỉ đồng. Mở đầu năm 2022, ngân hàng này đã thông báo tuyển dụng 1.000 sales trên toàn quốc, phục vụ cho chiến lược phát triển mảng bán lẻ, trong đó có mảng bảo hiểm.
Ngoài HDBank, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đang tích cực đàm phán với các đối tác vì trong tháng 5-2022 hợp đồng hợp tác bảo hiểm giữa LienVietPostBank và Dai-ichi Life sẽ kết thúc.
Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, nếu mọi việc thuận lợi, việc đàm phán có thể kết thúc trong tháng 6. Và khi ký được hợp tác, lợi nhuận của LienVietPostBank năm nay sẽ có thay đổi rất lớn.
Trong những năm gần đây xuhướng bắt tay giữangân hàng và các công tybảo hiểm đã trở thành xu hướng.Thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũngđóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu doanh thu dịch vụ của các ngân hàng.
Cụ thể như VIB, Techcombank,VCB ký độc quyền với FWD, ACB ký độc quyền với Sun Life. MSBbắt tay với Prudential. Trong năm 2020, hai ngân hàng lớn là ACB và VietinBank cũng đã chính thức có thỏa thuận độc quyền bancassurance.
Nhưng thương vụ bancassurance có giá trị cao nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này làVietcombankvà bảo hiểm FWD.
Theo các chuyên gia, thị trường bảo hiểm còn nhiều dư địa tăng trưởng bởi tỉlệ người tham gia bảo hiểm tạiVN còn thấp.
Theo thống kê, tỉ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ được tính bằng tổng phí bảo hiểm nhân thọ trên GDP của Việt Nam năm 2020 của Việt Nam là 1,6%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân trên thế giới là 3,3%. Tỉ lệ nàycũng như thấp hơn so với các nước trong khu vực như Malaysia 4%, Thái Lan 3,4%, Ấn Độ 3,2%, Trung Quốc 2,4%...
Giới chuyên gia cũng kỳ vọng mảng bancassurance sẽ là động lực chính cho tăng trưởng thu nhập dịch vụ của ngân hàng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc tăng "nóng" của kênh này cũng sẽ kéo theo nhiều lo ngại, trong đó có việc nhiềukhách hàng "tố"ngân hàng ép khách mua bảo hiểm mới duyệt hồ sơ…
Ngân hàng Nhà nước cũng từng nhiều lần có văn bản yêu cầu các ngân hàng chấp hành nghiêm các quy định về kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt nhấn mạnh nội dung không được "ép" người đi vay mua bảo hiểm.
Quý 1 HDBank hoàn thành 26% kế hoạch năm, lợi nhuận 2.528 tỉ, nợ xấu chỉ 1,17%
HDBank công bố báo cáo tài chính quý 1-2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 2.528 tỉ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 26% kế hoạch năm. Thu thuần từ dịch vụ tăng trưởng trên 94%, tỉ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,17%.
MINH THÀNH
Tags:ngân hàng
bảo hiểm
bancassurance
Tin cùng chuyên mục