05/04/2022 14:31

Siết chặt giao dịch khống thẻ tín dụng: Chuyên gia đề xuất

Thời gian qua giao dịch thanh toán qua thẻ tín dụng tăng rất nhanh nhưng song song đó cũng phát sinh các giao dịch khống mà vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần cảnh báo. Vậy làm gì để hạn chế giao dịch khống thẻ tín dụng?

Siết chặt giao dịch khống thẻ tín dụng: Chuyên gia đề xuất

Các chuyên gia cho rằng cần phải có giải pháp hữu hiệu để chặn giao dịch khống qua thẻ tín dụng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Minh, trưởngđại diện Hiệp Hội Ngân hàng tại TP.HCM.

Nếu nghi ngờ có dấu hiệu trục lợi, sử dụng thẻ sai mục đích…,ngân hàng có quyền rà soát, yêu cầu khách hàng cung cấp hóa đơn mua hàng

* Theo ông với các điểm chấpnhận thẻ chorút tiền khốngcó nên có hình thức xử phạt mạnh tay hơn bên cạnh việc rút máy POS như cácNH vẫn làm lâu nay?

- Trên thực tế giao dịch của khách hàng là giaodịch thanh toán tại điểm chấp nhận thẻ và đượcgiám sát giao dịch trên hệ thống. Theo tôi được biết, khi thấy giao dịch bất thường, ngân hàng sẽ tra soát,làm việc với họ yêu cầu cung cấp hóa đơn chứng từphù hợp để xác thực giao dịch đã thanh toán qua POS như hóa đơn bán hàng, hóa đơn VAT...

Nếu phát hiện sai phạm, ngân hàng sẽ ngưng cung cấp dịch vụ, thu hồi máy POS và báo cáo bên cơ quan nhà nước theo quy định. Còn hiện nay các ngân hàng không xử phạt mà chuyển cơ quan nhà nước (Cục Phòng chống rửa tiền và Vụ Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thuế…) xử lý.

Theo tôi, khi chọn đối tác lắp đặt máy các ngân hàng cần chọn lọc kỹ, rà soát các điều kiện. Tôi cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng kiểm tra định kỳ, đột xuất các điểm chấp nhận thẻ để đảm bảo tuân thủ quy định, tránh việc lắp máy nhưng không phục vụ mục đích thanh toán mà để giao dịch khống.

*Ông đánh giá như thế nào về lợi ích của các chương trình ưu đãi về giao dịch số, giao dịch thương mại điện tử mà nhiều ngân hàng đang dành cho khách hàng?

- Hiện nay cácchương trình ưu đãi về giao dịch thanh toán điện tử, giao dịch thương mại điện tửcó rất nhiều ưu điểm như nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, an toàn và bảo mật thông tin khách hàng.

Ngoài ra, khách hàng còn được nhiều ưu đãi như có thể"xài trước trả sau"với thẻ tín dụng, miễn lãi 45 ngày và có nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ ăn uống, mua sắm…

Nếu biết tận dụng sẽ tiết kiệm được số tiền đáng kể, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng đều đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, dành ưu đãi rất lớn cho khách hàng.

Tuy nhiên lưu ý ngân hàng chỉ dành ưu đãi cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ thậtphục vụ chi tiêu cá nhân, gia đình.Ngân hàng không khuyến khích rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, đặc biệt không bao giờ khuyến khích loại hình giao dịch mà không phát sinh hàng hóa dịch vụ thực tế.

Do vậynếu nghi ngờ có dấu hiệu trục lợi, sử dụng thẻ sai mục đích, sai quy định…, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp hóa đơn mua hàng đểxác thực giao dịch và rà soát lại việcáp dụng ưu đãiđã chi trả.

Khách hàng cần lưu ý và đọc kỹ các quy định của chương trình vàđặc biệt lưu giữ các hóa đơn/chứng từ hàng hóa hợp pháp hợp lệ để cung cấp xác minh giao dịch.

Về phía ngân hàng, theo tôi, ngoài công bố rõ các quy định, điều khoản trong giao dịch thẻ tín dụng, cũng cần lưu ý làm sao để khách hàng hiểu đúng và đủ về các vấn đề này nhằm tránh phát sinh xung độtgiữa khách hàng và ngân hàng về sau.

Nếu giao dịch khống thẻ tín dụng nhiều lần, ở mức nghiêm trọng, nên xem xét xử lý hình sự

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việcbên thứ 3 thuêthẻ tín dụngphải chấm dứt ngay. Chủ thẻ đừngvì ham lợi trước mắt mà phải chịu những rủi ro rất lớn cho cá nhân mình trong đó có nguy cơ bị lộ thông tin thẻ tín dụng và thực hiện giao dịch mua bán không có thật.

* Là chuyên gia lâu năm trong ngành ngân hàng, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở nước ngoài, ông có thể cho biết thực trạng về giao dịch khống qua thẻ tín dụng ở nước ngoài hiện nay?

- Ở Mỹ hầu như không có giao dịch khống thẻ tín dụng vì hầu như ai cũng có thẻ và họ ý thức rằng một khi lạm dụng thẻ tín dụng, họ sẽ bị đánh giá rất xấu khi tính điểm tín dụng. Mà một khi đã bị đánh giá xấu như vậy họ rất khó vay tiền hoặc sẽ phải chịu lãi suất vay rất cao.

Ngân hàng cũng có chính sách kiểm soát rất chặt chẽ việc này thông qua việc giám sát giao dịch trên hệ thống và yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng xác thực.

Còn tại Việt Nam nhan nhản các quảng cáo cho rút tiền từ thẻ tín dụng với mức phí thấp hơn phí ngân hàng áp cho chủ thẻ tín dụng khi rút tại cây ATM, mà thực chất là núp bóng dưới dạng cà thẻ mua hàng hoá nhưng không có giao dịch thật. Thậm chí sau khi rút tiền còn được hưởng các ưu đãi như hoàn tiền, giảm phí… từ sản phẩm thẻ tín dụng.

Tuy dịch vụ này mọc lên như nấm sau mưa nhưng thời gian qua cơ quan quản lý chưa có giải pháp hữu hiệu để chặn.

* Vậy theo ông giải pháp hữu hiệu để chặn việc này là gì?

- Trên thực tế, qua giám sát, phía ngân hàng có thể nhận ra các giao dịch khống qua các dấu hiệu nhưsố tiền giao dịch lớn,có khi cảvào ban đêm khi cửa hàng đóng cửa, hoặc hóa đơn ăn uống hàng chục đến hàng trăm triệu đồng liên tục tại cùng một cửa hàng hay một vài quán café nhỏ.

Để giải quyết nạn rút tiền khống, theo tôi cần có giải pháp mạnh mẽ hơn cả về giám sát từ phía ngân hàng,lẫn nâng quy định xử phạt. Vì hiện nay việc lạm dụng thẻ tín dụng mới xử lý ở mức vi phạm hành chính,chứchưa coiphải phạm pháp trừ phi có sự cấu kết để trục lợi chiếm đoạt tài sản.

Do vậy cơ quan quản lý nên xem xét đưa ra quy định rằng nếu vi phạm nhiều lần, mức độ nghiêm trọng thì phải xử lý ở mức độ nặng hơn, có thể xem xét xử lý hình sự.

Với Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra biện pháp chế tài thích hợp, đặc biệt người dân cần nhìn nhận hành động như vậy là sai trái,vì khi phát hành thẻ họ đã cam kết tuân thủ các quy định của ngân hàng trong khi thực tế lại dùng xảo thuật, bắt tay với điểm chấp nhận thẻ để giao dịch khống.

* Gần đây còn có dịch vụ cho thuê thẻ tín dụngđể thực hiện các giao dịch khống hoặc trục lợi? Theo ông rủi ro thế nào cho chủ thẻ nếu tham gia vào đường dây này?

- Chủ thẻ phải biết 1 điều là nếu đưa thẻ tín dụng cho người khác sử dụng, dù với mục đích gì thì phải tính đến rằng, liệu họ có trả tiền được cho mình không. Vì đến hạn mà họ không trả được nợ hoặc sử dụng thẻ tín dụng vào mục đích sai trái thì người phải chịu hậu quả là chính chủ thẻ.

Do vậy việc cho bên thứ 3 sử dụng thẻ phải chấm dứt ngay. Đừng vì ham lợi trước mắt mà phải chịu những rủi ro rất lớn. Chưa kể khả năng bị lộ thông tin thẻ tín dụng và khi đó chủ thẻ sẽ bị mất tiền khi họ lấy thông tin thẻ để đi giao dịch.

Ngoài ra nếu người dungthẻ để thanh toán các hành vi phạm tội hoặc giao dịch bị cấm, người cho thuê thể cũng có thể bị liên đới và xử lý hình sự khi sự việc được điều tra bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Nở rộ dịch vụ giúp rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

TTO - Với mức phí thấp hơn so với việc rút tiền qua ATM, thậm chí được miễn lãi 45 ngày, nhiều chủ thẻ tín dụng cấu kết với các cửa hàng để rút tiền bằng các giao dịch khống, không mua hàng nhưng vẫn rút tiền và trả phí ngoài cho cửa hàng.

MINH THÀNH

Tags:

giao dịch khống thẻ tín dụng

thẻ tín dụng

rút tiền mặt

cà thẻ khống

Tin cùng chuyên mục